ca-gai-leo

Cà gai leo có công dụng gì cho người bệnh?

130.000 ₫

Availability: In Stock

Add to wishlist

Cà gai leo là một trong những cây thuốc nam được nghiên cứu và ứng dụng thành công nhất hiện nay. Sử dụng cà gai leo hàng ngày sẽ giúp bạn và gia đình phòng ngừa cũng như là hỗ trợ điều trị được những bệnh về gan, đồng thời giúp giải độc gan rất hiệu quả.

Mô tả sản phẩm

Cà gai leo vốn đã rất quen thuộc với người Việt Nam, từ lâu đã trở thành bài thuốc dân gian quý được sử dụng để giải rượu, tiêu độc, mát gan,…Cây cà gai leo một vị thuốc nam nổi tiếng, có tác dụng trong việc điều trị các loại bệnh. Trong đó, nổi bật nhất là tác dụng điều trị bệnh lý về gan có hiệu quả tốt nhất hiện nay. Vậy loại cây này thực sự có những lợi ích gì đối với đièu trị bệnh gan? Cách sử dụng như thế nào cũng như mua cây cà gai leo ở đâu? Nội dung được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn tháo gỡ được băn khoăn ấy.

 

 

 

Cà gai leo có tác dụng gì cho người bệnh?

1. Cây cà gai leo là cây gì?
Cà gai leo thuộc họ nhà cà (Solanaceae) và có tên khoa học là Solanum procumbens Lour. Cây thuốc còn được người Việt biết đến với tên gọi khác như: cà gai dây, cà lù, cà quánh, cà cườm, cà bò,…

1.1. Mô tả cây cà gai leo
Cà gai leo thuộc loài cây leo nhỡ, có thân nhỏ, sống lâu năm, dạng dây leo hoặc bò dài 6m và có thể dài hơn. Thân phân thành nhiều cành, phủ lông hình sao, có nhiều gai cong màu vàng và hóa gỗ ở gốc. Cây có lá mọc so le, phiến lá hình bầu dục hay thuôn và xẻ thùy không đều.

Mặt trên lá cà gai leo là gai, còn mặt dưới có lông mềm hình sao màu trắng. Hoa mọc thành cụm ở nách lá, có màu tím nhạt và thường ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9 và kết quả vào tháng 9 đến tháng 12  hằng năm. Cây có quả hình cầu, khi chín cho quả mọng, bóng, màu đỏ, hình cầu đường kính quả dao động từ 7 – 9 mm. Hạt có hình dẹt, có màu vàng, kích thước 3 x 2 mm. Đối với loại cà gai leo có nhiều gai thì sẽ có cành xòe rộng.

 

 

 

cà gai leo -tác dụng của cà gai leo
Tác dụng chữa bệnh của cây cà gai leo đã được nhiều người công nhận

 

1.2. Hình ảnh cà gai leo
Dưới đây là những hình ảnh về cây thuốc cà gai leo. Nếu bạn mua cà gai leo nên xem qua để biết nhé!
1.3. Cà gai leo mọc ở đâu?
Cà leo gai là loại cây bụi mọc leo hoặc bò dài, thường phân bố ở Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, loại cây này thường mọc hoang ở khắp nơi từ vùng núi thấp đến trung du, đồng bằng và cả ven biển. Đặc biệt, cà gai leo có nhiều ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình, Quảng Trị…

1.4. Bộ phận dược liệu cà gai leo
Rễ (thích gia căn) và thân cây (thích gia đằng) là 2 bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây cà gai leo.

1.5. Sơ chế thuốc cà gai leo
Cà gai leo có thể thu hái quanh năm. Việc sơ chế tương đối rất đơn giản, dược liệu sau khi thu hái về chỉ cần rửa sạch rồi thái lát cắt ngắn, phơi hoặc sấy khô để dành dùng dần.Thành phẩm sau sơ chế được sắc lấy nước uống, ngoài ra còn có thể dùng để nấu cao dạng nước, khô mềm, cốm vị  thuốc.

1.6. Bảo quản dược liệu cà gai leo
Sản phẩm cà gai leo sau khi phơi hoặc sấy khô nên cho vào bọc, hộp kín để bảo quản lâu dài và để nơi khô ráo, thoáng mát.

1.7. Thành phần hóa học của cà gai leo
Theo kết quả nghiên cứu y học, trong thân, lá, quả và rễ đều có chứa các nhóm chất như glycoalcaloid, saponin, sterol, flavonoid, acid amin, chất béo,…

Trong đó, glycoalcaloid là hoạt chất quan trọng, có tác dụng giúp kháng viêm, bảo vệ gan hiệu quả, thông qua khả năng ức chế sinh tổng hợp collagen và hạn chế sự tạo thành xơ ở một số tổ chức mô liên kết.

1.8. Tính vị, quy kinh
Trong đông y, cà gai leo được đánh giá và nhận định là có vị hơi the, tính ấm. Cây thuốc có khả năng tán phong thấp, tiêu đờm, tiêu độc, trừ ho, giảm đau và cầm máu hiệu quả.

1.9. Phân loại cây cà gai leo
Rất nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa cây cà gai leo chữa bệnh với cà gai leo dại, do vẻ ngoài của chúng khá là giống nhau. Tuy nhiên, để nhận biết được hai loại cà này, chỉ cần bạn chịu quan sát kỹ.

1.9.1. Nhận diện qua thân cây
Cây cà gai leo dại thường cao hơn cây cà gai leo. Đặc biệt, thân cây cà dại sẽ mọc đứng và cao từ 2 – 3m. có thân nhỏ, mọc xòa rộng và thường chỉ cao từ 0.6 – 1m.

1.9.2. Nhận diện qua lá cây
Lá cây cà gai leo dại to hơn lá cà gai leo, có chiều dài lá từ 5 – 10cm, còn lá cà gai leo dài 3 – 4cm.

1.9.3. Nhận diện qua quả
Cà gai leo dại sẽ có quả màu vàng, có đường kính quả dài 10 – 15mm lớn hơn đường kính quả cà gai leo (5 – 7mm).

 

2. Tác dụng của cà gai leo trong điều trị bệnh gan

Từ những năm 1980, cà gai leo đã trở thành trung tâm của nền y học, là đối tượng được các nhà khoa học rất quan tâm. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu diễn ra và cho kết quả về loại dược liệu này. Trong đó, có kết quả ghi nhận có tác dụng rất tốt đối với các bệnh gan như:

2.1. Hỗ trợ điều trị viêm gan B
Vào năm 1999, đề tài luận án của tiến sĩ y học: “Một số đặc điểm lâm sàng, siêu cấu trúc gan, hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân viêm gan virus B mạn hoạt động bằng cà gai leo” của bác sĩ/tiến sĩ Trịnh Thị Xuân Hòa đã cho kết quả:

Khi ứng dụng thử nghiệm lâm sàng sản phẩm chứa cà gai leo tại Bệnh viện Quân Y 103, bệnh nhân đã được cải thiện đáng kể các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, vàng da, men gan và trở về bình thường nhanh sau 2 tháng. Hơn nữa, tiếp tục dùng sản phẩm sau 3 tháng, bệnh nhân hầu như đều có nồng độ virus trong máu giảm rõ rệt, thậm chí có bệnh nhân được ghi nhận trường hợp âm tính virus.

Vốn dĩ cà gai leo có tác dụng tuyệt vời như vậy chủ yếu là do dược chất glycoalcaloid có trong dược liệu, có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan B và giúp tăng cường miễn dịch, cải thiện các triệu chứng của bệnh.

 

 

Cà gai leo chữa viêm gan B

2.2. Tác dụng cà gai leo làm chậm sự tiến triển của xơ gan
Cà gai leo có tác dụng làm chậm quá trình tiến triển của xơ gan hiệu quả. Điều này đã được chứng minh bởi hai công trình nghiên cứu khoa học 1987 – 2000 của Viện dược liệu trung ương: “Nghiên cứu tác dụng làm ức chế quá trình xơ gan của cà gai leo trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm” và “Nghiên cứu về tác dụng trên collagenase của cà gai leo”.

Kết quả chứng minh được dược chất glycoalcaloid có trong cà gai leo có tác dụng làm chậm sự tiến triển của xơ gan và giảm mức độ xơ giai đoạn sớm hiệu quả.

2.3. Công dụng cà gai leo hỗ trợ chữa bệnh gan trong giải độc gan, hạ men gan
Vào năm 1998, đề tài khoa học “Nghiên cứu lâm sàng tổn thương gan và tác dụng bảo vệ gan của cà gai leo” từ Tiến sỹ y học Nguyễn Phúc Thái đã cho kết luận: Dịch chiết từ cây cà gai leo có khả năng bảo vệ gan trong môi trường độc hại, giảm thiểu tối đa quá trình hủy hoại tế bào gan và cải thiện những triệu chứng do gan bị tổn thương.

Đồng thời, cây cà gai leo còn được GS.TS Nguyễn Văn Mùi (nguyên là phó giám đốc, kiêm chủ nhiệm bộ môn truyền nhiễm tại bệnh viện quân y 103) là người đi đầu trong những công trình nghiên cứu về cà gai leo đã khẳng định:

“Riêng việc điều trị các triệu chứng lâm sàng về bệnh viêm gan B mạn tính thể hoạt động thì cà gai leo đã thể hiện tính ưu việt tuyệt đối so với nhiều dược liệu khác cùng tác dụng. Vì thế mà cà gai leo đã được công nhận là vị thuốc vô cùng quý đối với bệnh nhân gan.

2.4. Hỗ trợ chống oxy hóa, ức chế một số dòng ung thư
Dịch chiết toàn phần từ cà gai leo có khả năng chống oxy hóa rất tốt và còn chống viêm, làm giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan, giúp bảo vệ gan hiệu quả. Điều này đã được chứng minh trong nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Bích Thu cùng cộng sự về cây cà gai leo.

Kết quả đã được công bố dịch chiết toàn phần từ cà gai leo với hoạt chất glycoalcaloid có tác dụng chống oxy hóa tương ứng là 47,5% và 38,1%. Đồng thời, dịch chiết cà gai leo cũng đã được chứng minh về tác dụng ức chế được một số dòng ung thư do virus gây ra như ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF), ung thư cổ tử cung….

Bên cạnh đó, dịch chiết này còn giúp ức chế được gen gây ung thư do virus. Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác đã chứng minh cà gai leo chữa bệnh gan rất hiệu quả, giúp kích thích quá trình tái sinh của tế bào gan, chống viêm mạnh, hạ men gan rất tốt.

3. Cà gai leo có công dụng gì?
Cà gai leo có công dụng gì? Một câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm hiện nay. Theo các nghiên cứu khoa học, cà gai leo có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Đặc biệt là tác dụng của cây cà gai leo đối với các bệnh và triệu chứng về gan như:

Nước sắc cà leo có tác dụng hạ men gan, mỡ máu
Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B, kìm hãm sự phát triển của virus viêm gan B
Hỗ trợ làm chậm sự tiến triển của xơ gan
Giải độc gan, chống oxy hóa, ức chế một số dòng ung thư
Làm giảm các triệu chứng của bệnh gan như đau tức hạ sườn phải, vàng da…
Rễ cây dùng làm thuốc điều trị phong thấp, đau nhức răng, chảy máu chân răng
Trị rắn
Giải độc rượu, bia
Hỗ trợ điều trị bệnh ho gà, cảm cúm, dị ứng.
Ngoài các tác dụng trên, cà dây leo còn được dùng để hỗ trợ điều trị mắt vàng, vàng da, mẩn ngứa, mụn nhọt, tê thấp… Nhìn chung, tác dụng của cà gai mang lại rất đa dạng, xứng tầm là thảo dược quý cho sức khỏe con người.

4. Đối tượng sử dụng cà gai leo
Dùng thường ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe, bảo vệ gan tốt nhất và đặc biệt có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đối với các đối tượng như:
Bệnh nhân bị viêm gan B
Bệnh nhân đang điều trị thuốc kháng virus nhưng chưa hiệu quả
Người có men gan cao, mỡ máu.
Bệnh nhân bị xơn gan, u gan, suy giảm chức năng gan do dùng nhiều bia rượu.
Đối tượng thường xuyên phải tiếp xúc và uống nhiều bia rượu.

4.1. Cách sử dụng cà gai leo hiệu quả nhất
Cũng như nhiều dược liệu khác, sắc nước cà gai leo sẽ là cách dùng thông dụng, dễ thực hiện. Có thể sử dụng cách dùng cà gai leo này để giúp nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Mỗi ngày chỉ cần lấy 70g cà gai leo khô, rửa sạch, rồi đem sắc với 1 lít nước. Nước sắc xong để nguội, uống thay nước lọc hàng ngày. Phần bã cà gai leo đã dùng có thể sắc lại lần 2, lần 3 trong ngày để tránh lãng phí.

5. Các bài thuốc chữa bệnh từ cây cà gai leo
Với nhiều công dụng tuyệt vời, cà gai leo đã được mọi người ưa chuộng và tin dùng. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp bệnh sẽ được dùng kết hợp với một số dược liệu như cây an xoa, bán chi liên,…nhằm tăng cường hiệu quả điều trị bệnh.

5.1. Bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh về gan
Bài thuốc 1: Dùng 100g/ngày cà gai leo khô, rửa sạch, sắc với 1.5 lít. Thực hiện đun sôi và cô cạn còn 700ml nước, chia làm 2 phần uống trong ngày.

Bài thuốc 2: Dùng gai leo, cây an xoa mỗi vị 30g, bán chi liên 15g. Các dược liệu rửa sạch, sắc với 1.5 lít nước, cô cạn còn 500ml nước, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày, sau mỗi bữa ăn.

Bài thuốc 3: Dùng gai leo khô 50g, diệp hạ châu, cây dừa cạn mỗi vị 20g. Tất cả dược liệu đem sao vàng hạ thổ, rửa sạch, sắc với 1 lít nước, cô cạn lại còn 400ml nước, chia làm 2 lần uống trong ngày.

 

5.2. Bài thuốc chữa đau lưng, chữa tê thấp
Dùng rễ cà gai leo, rễ xích đồng nam, dây chiều, dây gắm, rễ thổ phục linh, mỗi vị khoảng 500g. Kết hợp vỏ thân ngũ gia bì, dây tơ xanh, dây mặt quỷ, mỗi vị 1kg và lá vông nem (có thể dùng cành), dây đau xương mỗi vị 500g, thêm 500g đường kính trắng.

Dược liệu đã được chuẩn bị đem chặt nhỏ, rửa sạch, nấu với nước nhiều lần, cô đặc thành cao, thu được 1 lít cao là chuẩn. Cuối cùng là thêm đường vào, tiếp tục đun nấu để hỗn hợp cô đặc lại còn 700ml là xong, tắt bếp.

Cao cà gai leo thu được để nguội ngâm chung với 300ml rượu trắng (30 độ). Đậy kín, chờ cao tan ra hết thì dùng, uống 2 lần/ngày, 30ml/lần.

5.3. Bài thuốc chữa ho gà
Dùng rễ cà gai leo 10g và lá chanh 30g. Tất cả dược liệu đem rửa sạch rồi sắc với nước, chia làm 3 lần uống trong ngày.

5.4. Bài thuốc chữa vàng mắt, vàng da, mẩn ngứa, mụn nhọt
Dùng thân, lá, rễ cà gai leo hãm với nước hoặc sắc nước uống hằng ngày để giải độc gan, thanh nhiệt, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị vàng mắt, vàng da, mẩn ngứa, mụn nhọt tốt nhất.

5.5. Bài thuốc giúp giải rượu
Cà gai leo có thể nói là một bài thuốc giải rượu tuyệt vời. Vì thế, khi bị say rượu chỉ cần dùng 50g cà gai leo khô hãm nước uống sẽ giúp bạn giải rượu, tỉnh táo, giảm cảm giác mệt mỏi hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng rễ nhai, cọ sát với răng để hạn chế tối đa việc bị say rượu (dùng trước khi uống rượu).

6. Tác dụng phụ của cà gai leo và lưu ý
Cà gai leo là thảo dược lành tính, an toàn và không có tác dụng phụ. Tuy nhiên để có hiệu quả sử dụng tốt nhất, người dùng nên quan tâm một số lưu ý sau:

6.1. Không dùng cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi
Theo nghiên cứu y học, cà gai leo có chứa một số thành phần dược chất không tốt cho trẻ nhỏ. Thường thì cơ thể của trẻ nhỏ dưới 6 tuổi sẽ chưa hoàn thiện hoàn toàn. Vì vậy, mà cơ thể của trẻ khó có thể thích nghi với các dược chất có trong cà gai leo.

Cách tốt nhất là không sử dụng, nếu cố dùng sẽ làm ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng của trẻ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau.

6.2. Không sử dụng cà gai leo cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú là đối tượng thuộc top nhạy cảm khi dùng thuốc. Để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc có thể xảy ra nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước  khi dùng để có độ an toàn tốt nhất.

6.3. Không nên lạm dụng để làm đẹp
Cà gai leo khá an toàn, người dùng có thể sử dụng sắc hoặc pha nước uống mỗi ngày để cải thiện làn da mụn, cải thiện các vấn đề về sức khỏe như nóng gan, mụn nhọt,…. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng, sử dụng quá nhiều cà gai leo sẽ có thể gây những tác dụng phụ đáng tiếc.

7. Sử dụng cà gai leo khô hay thuốc chiết xuất từ cà gai leo sẽ tốt hơn?
Cây cà gai leo khô hay thuốc chiết xuất từ cà gai leo sẽ tốt hơn? Là câu hỏi được đặt ra nhiều bởi người dùng hiện nay. Thực sự thì cây cà gai leo, thuốc cà gai leo đều có công dụng chung, tốt cho người bệnh gan.

Cà gai leo là dược liệu thiên nhiên, để sử dụng chúng ta cần có thời gian, muốn dùng thì phải qua bước đun nấu. Do vậy, để tiết kiệm được thời gian, hiểu được sự bất tiện và nhu cầu của người sử dụng nhất là đối tượng bận rộn thì sản phẩm thuốc cà leo đã được ra đời. Thuốc được chiết xuất dưới dạng viên, đóng hộp, giúp thuận tiện hơn trong mỗi lần dùng.

8. Uống cà gai leo nhiều có hại không?
Uống cà gai leo nhiều có hại không đang vẫn còn là thắc mắc của nhiều người. “Cà gai leo lành tính, an toàn cho người sử dụng và không hề gây tác dụng phụ nào” đó là ghi nhận qua nhiều nghiên cứu.

Cà gai leo ngoài tác dụng đối với một số bệnh lý về gan thì có thể sử dụng để ngăn ngừa bệnh rất tốt. Vì vậy, có thể uống nước cà gai leo thường xuyên, mỗi ngày thay nước lọc hoặc uống thay trà đều được. Vì vậy, uống nhiều nước cây cà gai leo có tốt không thì bạn không cân lo lắng quá nhiều nhé!

Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng dược liệu, cần tuân thủ theo liều lượng nhất định, tránh gây ra hậu quả không mong muốn. Đối với người bình thường dùng cà gai leo để bảo vệ sức khỏe, tăng cường chức năng gan, dùng 20 – 30g/ngày.

Còn đối tượng sử dụng cà gai leo hỗ trợ chữa bệnh, dùng 100g/ngày và cũng có thể kết hợp với các cây thuốc khác như mật nhân, cây chó đẻ, giảo cổ lam,…nhằm nâng cao hiệu quả.

8.1. Các sản phẩm từ cà gai leo
Bên cạnh sản phẩm khô, các bài thuốc Đông Y thì cũng có sản phẩm từ cà gai leo như viên nang cà gai leo Tuệ Linh, trà cà gai leo, cao cà gai leo,….Tất cả các sản phẩm này được chiết xuất từ thành phần chính là cà gai leo, an toàn, lành tính và hiện tại đang được người dùng rất ưa chuộng.

9. Giá bán của cây cà gai leo chất lượng là bao nhiêu?
Là một người tiêu dùng thông minh, để an toàn cho sức khỏe, bạn nên chọn cho mình một địa chỉ uy tín, bán cà gai leo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Thảo Dược Thảo Dược Home Care, công ty dược uy tín hàng đầu, được người tiêu dùng tin và lựa chọn dùng trong nhiều năm nay sẽ không làm bạn thất vọng.

Thử một lần mua và sử dụng sản phẩm dược liệu Thảo Dược Home Care bạn sẽ biết được vì sao chúng tôi nói vậy.

Giá gai leo khô: 130.000đ/1kg
Giá rễ gai leo khô: 250.000đ/1kg
Giá gai leo Thiên Diệu: 132.000đ/hộp
Giá viên gai leo – xạ đen Milk Thistle: 180.000đ/hộp
Một thảo dược quý như cà gai leo có thể giúp tăng cường sức khỏe tốt nhất, chữa các bệnh về gan hiệu quả, lại tiết kiệm chi phí thì tại sao chúng ta không dùng? Liên hệ ngay hotline: 0398 272723 để được tư vấn bạn nhé!

Những bật mí thú vị của bài viết trên đây chắc chắn đã giúp bạn bỏ túi thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích về cây cà gai leo. Mong rằng nó có ích cho bạn đọc.

(Kết quả có thể khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa từng người)

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên đánh giá “Cà gai leo có công dụng gì cho người bệnh?”